
Xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện đang là lựa chọn phổ biến của nhiều người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để tham gia chương trình này. Một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là sức khỏe. Chính vì vậy, Nhật Bản đã đưa ra danh sách 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những nhóm bệnh này và tại sao chúng bị loại trừ.
1. Danh sách 13 Nhóm Bệnh bị cấm
Trong danh sách dưới đây, có một số bệnh mà các bạn cần đặc biệt lưu ý. Đặc biệt đối với những bệnh về hô hấp và da liễu. Đây là một trong số những bệnh thường gặp mà ít người để ý rằng mình bị mắc.
1.1. Bệnh Tim Mạch trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Các bệnh lý liên quan đến tim mạch, như tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim… Các vấn đề khác của hệ tuần hoàn đều nằm trong nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản. Các bệnh này gây nguy hiểm cho sức khỏe người lao động trong môi trường làm việc căng thẳng.
1.2. Bệnh Hô Hấp trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Những bệnh lý như viêm phổi mãn tính, lao phổi, hen suyễn… cũng nằm trong danh sách. Vì môi trường làm việc tại Nhật yêu cầu thể lực tốt. Các bệnh này có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi lao động trong điều kiện khắc nghiệt.
1.3. Bệnh Tiêu Hóa trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, xơ gan, viêm gan B, C mãn tính. Các bệnh tiêu hóa khác đều không được phép tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Những bệnh này có thể làm suy giảm sức khỏe và khả năng lao động của người lao động.
1.4. Bệnh Thần Kinh trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Các bệnh liên quan đến thần kinh, như động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh Parkinson…. Những căn bệnh này có thể gây nguy hiểm cho cả người lao động và đồng nghiệp của họ.
1.5. Bệnh Xương Khớp trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương, gai cột sống. Công việc tại Nhật Bản thường đòi hỏi lao động thể chất liên tục. Khiến người lao động có thể gặp khó khăn khi làm việc.
1.6. Bệnh Mắt trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Các bệnh về mắt như cận thị nặng, loạn thị nặng, đục thủy tinh thể… cũng bị cấm. Nhiều công việc tại Nhật yêu cầu tầm nhìn tốt và khả năng làm việc chính xác. Vì vậy những bệnh này không phù hợp với yêu cầu công việc.
1.7. Bệnh Tai Mũi Họng trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Viêm xoang mãn tính, viêm tai giữa, mất thính lực không được phép xuất khẩu lao động Nhật Bản. Các bệnh này có thể gây khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
1.8. Bệnh Da Liễu trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Các bệnh như vảy nến, eczema, viêm da cơ địa mãn tính đều nằm trong danh sách. Các bệnh này có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc của người lao động.
1.9. Bệnh Nội Tiết trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Các rối loạn về nội tiết như tiểu đường, cường giáp, suy giáp và các bệnh lý nội tiết khác. Những bệnh này yêu cầu điều trị dài hạn và có thể làm giảm khả năng làm việc của người lao động.
1.10. Bệnh Tiết Niệu trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Những bệnh liên quan đến hệ tiết niệu và sinh dục, như sỏi thận, viêm bàng quang mãn tính. Những bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người lao động.
1.11. Bệnh Tâm Thần trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Các bệnh lý như thiếu Hysteria, tâm thần phân liệt… đều không đủ điều kiện. Điều này giúp đảm bảo người lao động có đủ sức khỏe để làm việc trong môi trường khắc nghiệt.
1.12. Bệnh Cơ Quan Sinh Dục trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Các bệnh của cơ quan sinh dục như ung thư vú, ung thư dương vật… cũng nằm trong danh sách. Nhật Bản rất chú trọng đến vấn đề sức khỏe cộng đồng. Vì vậy việc đáp ứng đủ sức khoẻ để làm việc là rất quan trọng.
1.13. Bệnh về Răng hàm mặt trong 13 nhóm bệnh cấm xuất khẩu lao động Nhật Bản
Đối với những bệnh liên quan đến răng hàm mặt, đa số đều có thể điều chỉnh được. Đồng thời, một số bệnh không nặng quá có thể bỏ qua để đi Nhật Bản được. Tuy nhiên, vẫn có 1 số bệnh nằm trong danh sách như U nang vùng răng miệng, hàm mặt.
2. Quy Trình Khám Sức Khỏe Tổng Quát Để Tham Gia Xuất Khẩu Lao Động Nhật Bản
Một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình này là khám sức khỏe tổng quát tại các bệnh viện. Kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động. Dưới đây là quy trình khám sức khỏe tổng quát mà ứng viên cần phải thực hiện.
2.1. Khám Thể Lực
Khám thể lực là bước đầu tiên trong quy trình kiểm tra sức khỏe. Bao gồm các yếu tố cơ bản như chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, đo huyết áp, nhịp tim… Đây là những tiêu chí giúp đánh giá tổng quát tình trạng thể lực của người lao động. Các nhà tuyển dụng Nhật Bản yêu cầu ứng viên có sức khỏe tốt, không bị thừa cân, thiếu cân. Hay mắc các vấn đề về huyết áp hoặc nhịp tim bất thường.
2.2. Khám Nội Tổng Quát
Khám nội tổng quát nhằm kiểm tra các bệnh lý nội khoa có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ kiểm tra các bộ phận quan trọng trong cơ thể. Bao gồm hệ tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, thận – tiết niệu, thần kinh, và các vấn đề dị ứng. Điều này giúp phát hiện sớm các bệnh lý như viêm loét dạ dày, cao huyết áp…. Khám tổng quát cũng giúp đảm bảo rằng người lao động không mắc các bệnh mãn tính.
2.3. Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Xét Nghiệm
Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Đây là bước quan trọng để phát hiện các bệnh tiềm ẩn không dễ nhận biết.
- Xét nghiệm X-quang: Phương pháp phổ biến để kiểm tra tình trạng phổi, giúp phát hiện các bệnh lý về hô hấp.
- Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện các vấn đề về chức năng thận và các bệnh tiểu đường. Người lao động sẽ được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các dấu hiệu bất thường.
- Xét nghiệm huyết học: Kiểm tra tình trạng máu, phát hiện các bệnh lý về hồng cầu, thiếu máu… Xét nghiệm này giúp nhận diện sớm các bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Nếu trong quá trình xét nghiệm, các kết quả cho thấy có bất thường hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Người lao động sẽ được yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác. Các xét nghiệm này có thể bao gồm siêu âm, CT scan, hay xét nghiệm máu chi tiết hơn.
3. Lưu Ý Quan Trọng Khi Đi Khám Sức Khỏe
Khám sức khỏe thường được công ty tổ chức và cử người đi khám. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn cũng có thể tự đi khám tại các bệnh viện lớn. Khi đi khám sức khỏe, đặc biệt là các xét nghiệm như xét nghiệm máu và nước tiểu. Bạn cần lưu ý một số điều để đảm bảo kết quả chính xác:
3.1. Không Uống Cà Phê, Bia Rượu Trước Khi Khám
Caffein có thể làm ảnh hưởng đến các chỉ số trong máu, dẫn đến kết quả không chính xác. Bia và rượu lại làm loãng máu, khiến kết quả xét nghiệm máu không chính xác như mong đợi.
3.2. Không Ăn Sáng Với Các Món Chứa Nhiều Chất Béo
Những món ăn chứa nhiều chất béo và tinh bột có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Đặc biệt là xét nghiệm đường huyết. Vì vậy, bạn nên tránh ăn sáng với các loại thực phẩm này.
3.3. Uống Nhiều Nước Trước Khi Khám
Việc uống nhiều nước trước khi đi khám giúp quá trình xét nghiệm nước tiểu trở nên dễ dàng hơn. Cân bằng các chỉ số trong cơ thể, đặc biệt là các chỉ số mạch và huyết áp.
3.4. Không Cần Nhịn Ăn
Sau khi lấy máu, bạn không cần phải nhịn ăn. Bạn có thể ăn sáng để cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, hãy chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả khám.
3.5. Không Nên Làm Móng Tay
Thực tế, nhiều bệnh lý có thể được phát hiện qua móng tay. Như nấm móng, tiểu đường, hoặc bệnh tim mạch. Việc làm móng hoặc sơn móng có thể che khuất các dấu hiệu này, làm bác sĩ khó đưa ra kết quả.
Kết Luận
Việc nắm rõ danh sách các bệnh bị cấm là yếu tố quan trọng để chuẩn bị tốt cho bạn. Các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động cần biết. Đồng thời, điều này còn tác động đến hiệu suất làm việc trong môi trường khắc nghiệt. Vì vậy, hiểu rõ các yêu cầu về sức khỏe sẽ giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển. Hãy chú ý đến từng bước trong quy trình khám sức khỏe và chuẩn bị kỹ càng để công việc suôn sẻ.
Truy cập Website và Facebook của Arigatou để cập nhật thêm thông tin nhé.