
Theo số liệu từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ), trong quý 1 năm 2025, đã có hơn 37.000 lao động Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài làm việc, đạt 28,4% kế hoạch năm. Lao động Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động xuất cảnh.
Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 37.027 lao động, trong đó có 7.061 lao động nữ, với các thị trường tiếp nhận chính bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. Lao động Việt Nam tại Nhật Bản đứng đầu với con số 18.931 (7.785 lao động nữ), tiếp theo là Đài Loan với 11.076 lao động (3.521 lao động nữ) và Hàn Quốc với 4.141 lao động (493 lao động nữ). Các thị trường khác như Trung Quốc, Singapore, Rumani, Hunggary và các quốc gia khác cũng tiếp nhận một số lượng lao động nhất định.

Trong tháng 3/2025, tổng số lao động Việt Nam xuất cảnh là 14.731 người, trong đó có 5.027 lao động nữ. Nhật Bản tiếp nhận 6.730 lao động (3.129 lao động nữ), Đài Loan nhận 5.024 lao động (1.519 lao động nữ), Hàn Quốc 2.023 lao động (193 lao động nữ), cùng một số quốc gia khác như Trung Quốc, Singapore, Rumani và Hunggary.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường lao động ngoài nước đã giúp tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo. Tính đến nay, có khoảng 700.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chủ yếu làm việc trong các ngành nghề như sản xuất, chế biến, xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp.
Năm 2025, Bộ Nội vụ đặt mục tiêu đưa khoảng 130.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó duy trì và phát triển các thị trường lao động truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Đồng thời, Bộ sẽ đẩy mạnh việc mở rộng các thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ và kỹ năng của người lao động Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng sẽ được yêu cầu chuẩn bị nguồn lao động, bồi dưỡng kỹ năng nghề và ngoại ngữ cho người lao động trước khi xuất cảnh, đồng thời đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ trong suốt quá trình làm việc và hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động khi trở về nước.
Chính sách xuất khẩu lao động đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người lao động và thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia tiếp nhận lao động. Năm 2024, lao động Việt Nam đã gửi về nước lượng kiều hối lên đến khoảng 3,5 – 4 tỷ USD, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.
Với những thành tựu đáng ghi nhận trong quý 1/2025, ngành xuất khẩu lao động Việt Nam tiếp tục hướng tới mục tiêu bền vững, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và góp phần phát triển nguồn lực lao động chất lượng cao cho đất nước.
Theo dõi thông tin trên Website và Facebook của Arigatou để cập nhật thông tin mới nhất về đơn hàng chế biến thực phẩm nhé.