Skip to main content

Vài Nét Lưu Ý Về Văn Hóa Nhật Bản Khi Đi Xuất Khẩu Lao Động

Trang chủ Tin tức & Sự kiện Vài Nét Lưu Ý Về Văn Hóa Nhật Bản Khi Đi Xuất Khẩu Lao Động
Vài Nét Lưu Ý Về Văn Hóa Nhật Bản Khi Đi Xuất Khẩu Lao Động

Hầu hết những người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đều có cảm giác bồn chồn, lo lắng. Điều này cũng dễ hiểu, khi người lao động phải làm quen với môi trường nước ngoài. Bắt đầu học hỏi lại mọi thứ từ phong cách làm việc tới văn hoá làm việc ở Nhật Bản. 

Trong bài viết này, hãy cùng Arigatou tìm hiểu những nét “khác biệt” trong văn hóa Nhật Bản sẽ như thế nào. Đồng thời, văn hóa Nhật Bản có gì khi đi xuất khẩu lao động nhé. 

1. Văn Hoá Ứng Xử Của Người Nhật

Nhật Bản là quốc gia được biết đến với tư cách luôn coi trọng về lễ nghĩa. Điều đó được thể hiện trong văn hóa giao tiếp của họ.

Bạn sẽ thấy bất ngờ vì những cử chỉ nghiêm chỉnh và tế nhị của người Nhật. Đôi lúc, bạn cũng cảm thấy khó hiểu về những cử chỉ ấy.

1.1. Văn Hóa Nhật Bản Trong Việc Cúi Chào

Cúi chào trong văn hóa của người Nhật là thể hiện lòng kính trọng của mình đối với mọi người.

văn hoá cúi chào của người nhật
Văn hoá cúi chào của người Nhật

Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào:

– Kiểu Saikeirei:

  • Tư thế: cúi từ từ và thấp 45 độ.
  • Trường hợp: Thể hiện sự biết ơn và tôn trọng vô cùng sâu sắc, thường được sử dụng nơi các đền thờ, nhà thờ tôn giáo.

– Kiểu Keirei:

  • Tư thế: cúi người 30 độ.
  • Trường hợp: khá trang trọng và thường được thực hiện trong những lần đầu gặp mặt.

– Kiểu Eshaku:

  • Tư thế: cúi người 15 độ.
  • Trường hợp: thường sử dụng trong xã giao hằng ngày và đối với những người cùng tuổi, cùng trang lứa.

1.2. Văn Hóa Nhật Bản Trong Giao Tiếp Mắt

Trong văn hóa giao tiếp người Nhật, khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại. Họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa… Hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên.

1.3. Văn Hóa Nhật Bản Trong Việc Vẫy Tay

Trong văn hóa Nhật Bản, việc vẫy tay có những quy tắc và ý nghĩa đặc biệt. Khi vẫy tay, người Nhật thường làm một cử chỉ nhẹ nhàng, lịch sự, thay vì vẫy mạnh như trong văn hóa phương Tây. Cử chỉ này thể hiện sự khiêm nhường và tôn trọng đối với người khác. 

Ngoài ra, khi chia tay hoặc từ chối một lời mời, người Nhật thường không vẫy tay mạnh hoặc quá rõ ràng, mà thay vào đó sẽ cúi nhẹ đầu. Vẫy tay cũng có thể được dùng để ra hiệu cho ai đó đến gần, nhưng vẫn giữ một sự tôn trọng, không quá hấp tấp hay cuống quýt.

1.4. Văn hóa Nhật Bản Trong Lời Nói 

Văn hoá Nhật Bản trong lời nói
Văn hoá Nhật Bản trong lời nói

Nhật Bản là đất nước nổi tiếng trong việc tôn trọng quy tắc, phép lịch sự. Đặc biệt trong lời nói giao tiếp hằng ngày. Do vậy, bạn cần để ý 1 số quy tắc để tránh phật lòng người Nhật: 

  • Cách xưng hô: Người Nhật sử dụng họ tên để xưng hô, kèm hậu tố “san”, “kun” để thể hiện sự tôn trọng. 
  • Giao tiếp qua điện thoại: Khi gọi điện thoại, hãy bắt đầu bằng cách chào hỏi và giới thiệu bản thân. Nói chuyện với giọng điệu rõ ràng, lịch sự 
  • Giao tiếp gián tiếp: Người Nhật Bản thường tránh nói chuyện trực tiếp về những vấn đề nhạy cảm. Họ thường sử dụng những từ ngữ mơ hồ và biểu cảm khuôn mặt để truyền đạt thông điệp.
  • Lắng nghe cẩn thận: Người Nhật Bản coi trọng việc lắng nghe cẩn thận. Khi nói chuyện với người Nhật, bạn cần chú ý lắng nghe và không nên ngắt lời họ.
  • Tránh nói “không”: Người Nhật Bản thường tránh nói “không” vì họ không muốn làm người khác buồn.

2. Văn Hóa Nhật Bản Tại Nơi Làm Việc 

Không phải tự nhiên Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này được xây dựng lên nhờ phong cách làm việc chuẩn chỉnh, nghiêm khắc tại Nhật Bản. Do vậy, văn hoá tại nơi làm việc ở Nhật Bản cũng có 1 số điểm đáng lưu ý: 

2.1. Văn Hóa Đúng Giờ

Văn hoá đúng giờ tại Nhật Bản
Văn hoá đúng giờ tại Nhật Bản

Tính đúng giờ không chỉ là thói quen mà nó đã trở thành một phần của văn hóa của người Nhật Bản. Văn hóa đúng giờ không chỉ biểu thị sự tôn trọng đối với người khác mà còn tạo ra môi trường làm việc hiệu quả.

Người Nhật rất nghiêm khắc với việc tuân thủ giờ giấc. Việc đúng giờ có nghĩa là bạn cần xuất hiện trước giờ làm việc từ 5 đến 15 phút. Nếu bạn đến muộn, hãy thông báo trước cho bên kia để họ có thể điều chỉnh công việc.

2.2. Văn Hoá Tăng Ca

Tăng ca là một trong những điểm đặc trưng trong phong cách làm việc của người Nhật. 

Lý do bởi vì người Nhật có quan niệm rằng tăng ca là cách thể hiện sự cống hiến cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng thường dựa vào thời gian làm việc để quyết định tăng chức hay bổ nhiệm.

Từ đó, mọi người coi thời gian làm tăng ca là điều tất yếu để đem tới năng suất lao động lớn hơn.

2.3. Văn Hoá Tôn Trọng Lẫn Nhau

Thành công của người Nhật chính là sự hợp tác, làm việc của cả đội nhóm. Người Nhật quan niệm rằng sẽ không có thành công nếu không có sự thống nhất giữa các thành viên.

Người Nhật rất đề cao việc cả nhóm có thể làm việc cùng nhau để tạo nên thành công. Quá trình này có thể xảy ra nhiều tranh cãi nhưng giá trị của sự đoàn kết rất quan trọng.

2.4. Một Số Lưu Ý Khác

  • Lời xin lỗi và cách tư duy: Ở Nhật Bản, họ sẵn sàng đưa ra lời xin lỗi trước những sai phạm hay lỗi lầm mà mình gây ra dù vô tình.
  • Văn hoá xếp hàng: Với người Nhật, xếp hàng là phong tục, thói quen đã được cấy ghép từ khi còn nhỏ.
  • Luôn học tập từ người đi trước: Người đi trước luôn là người có sự hiểu biết và kinh nghiệm. Vì vậy, học tập họ chính là phương pháp rèn luyện hiệu quả và được người Nhật đề cao.
  • Gắn bó lâu dài với công việc: Khi đã quyết định làm công việc gì, người Nhật sẽ theo đuổi công việc đó đến cùng.
  • Luôn luôn nỗ lực: Người Nhật luôn coi trọng sự cố gắng, nỗ lực trong thời gian dài hơn sự bứt phá trong thời gian ngắn.

3. Vài Nét “Lạ” Trong Văn Hóa Nhật Bản

3.1. Văn hóa Nhật Bản – Không cắm đũa lên bát cơm

Đây là một trong những số ít nét văn hóa Nhật Bản và Việt Nam có điểm tương đồng. Điều này cũng dễ hiểu khi cả 2 quốc gia đều tiếp thu kiến thức và văn hóa từ Nho Giáo và Phật Giáo. 

Việc cắm đũa lên bát cơm chỉ làm khi trong gia đình có người qua đời. Vì vậy để thể hiện sự tôn trọng, chúng ta nên tránh việc này trong các bữa ăn. Nếu bạn làm như vậy sẽ khiến người Nhật không hài lòng và còn đem vận xui vào người.

3.2. Văn hóa Nhật Bản – Tránh con số 4

Với người Nhật Bản, con số 4 hoặc những gì liên quan đến số 4 tượng trưng cho điều không may. Đây là con số đem đến sự đen đủi cho họ. 

Số 4 được coi là không may mắn vì cách phát âm của nó trong tiếng Nhật (“shi”) giống với cách phát âm của từ “tử” (chết). Do đó, người Nhật thường tránh sử dụng con số này trong nhiều tình huống. Trong bệnh viện, số giường hoặc phòng cũng tránh số 4, nhằm tránh mang lại điềm xui cho bệnh nhân.

Những nét "lạ" trong văn hoá Nhật Bản
Những nét “lạ” trong văn hoá Nhật Bản

3.3. Văn hóa Nhật Bản – Tránh quay đầu hướng Bắc khi ngủ

Tránh quay đầu về hướng Bắc khi ngủ là một trong những điều kiêng kỵ mà người Nhật tuân thủ. Vì hướng Bắc là hướng xấu cho cơ thể, do liên quan đến từ trường của Trái Đất. Ngoài ra, trong văn hóa Nhật Bản, hướng Bắc còn gắn liền với sự lạnh lẽo, u tối, không tốt cho sự nghỉ ngơi và phục hồi. Đồng thời, ở Nhật Bản, hướng Bắc dành cho những người đã khuất.

Do đó, để có một giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt, nhiều người chọn quay đầu về hướng Nam hoặc Đông khi ngủ.

3.4. Văn hóa Nhật Bản – Không dùng đũa để chuyền thức ăn

Ở Nhật Bản, việc dùng đũa để chuyền thức ăn từ đũa của người này sang đũa của người kia là điều kiêng kỵ. Hành động này gợi nhớ đến phong tục trong lễ tang, khi mọi người chuyền xương người quá cố từ đũa này sang đũa khác. Vì vậy, người Nhật thường sử dụng các công cụ khác hoặc dùng tay để chuyền thức ăn nếu cần thiết. 

Nếu có muốn gắp thức ăn cho nhau thì cũng phải đặt vào bát của họ, tuyệt đối không được chuyền bằng đũa. Nếu bạn sơ ý quên mất việc này thì bữa ăn có thể sẽ nặng nề hơn, nên hãy ghi nhớ để tránh hành động này nhé.

3.5. Một Vài Nét “Lạ” Trong Văn Hóa Nhật Bản Cần Lưu Ý

Trong văn hóa Nhật Bản, các bạn thực tập sinh sẽ cảm thấy lạ trong thời gian đầu sinh hoạt và làm việc tại đây. Bởi 1 số văn hoá, phong tục khác lạ cần ghi tâm khi làm việc tại Nhật Bản: 

  • Cởi giày và quay mũi ra phía ngoài. 
  • Nói cảm ơn và xin lỗi khi làm phiền.
  • Người Nhật chỉ đón tết dương lịch, không có tết âm lịch.
  • Ăn những món mì nước tạo ra tiếng. Đây là lời cảm ơn tới đầu bếp đã nấu món ăn ngon.
  • Không đưa tiền tip ở Nhật.

Kết Luận

Việc hiểu và tuân thủ văn hóa Nhật Bản là yếu tố quan trọng giúp người lao động có thể hòa nhập tại quốc gia này. Từ sự tôn trọng với cấp trên cho đến việc giữ gìn sự khiêm nhường trong giao tiếp, tất cả đều đóng vai trò quan trọng. 

Việc hiểu rõ những nét văn hóa này sẽ giúp người lao động hoàn thành công việc tốt và tạo dựng được hình ảnh tích cực. Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và chủ sử dụng lao động tại Nhật Bản.

Truy cập WebsiteFacebook của Arigatou để cập nhật thêm thông tin nhé.

 

Thẻ bài viết: