Skip to main content

Xuất khẩu lao động Nhật Bản cần những gì ? Đánh giá thị trường năm 2025

Trang chủ Tin tức & Sự kiện Xuất khẩu lao động Nhật Bản cần những gì ? Đánh giá thị trường năm 2025

Xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2025 cần những gì ? Có những thay đổi gì trong thị trường xuất khẩu lao động tại Nhật Bản trong năm mới không ? Nhiều câu hỏi được đặt ra khi Nhật Bản đang là sự lựa chọn hàng đầu cho người lao động. Tuy nhiên, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ những thông tin cần thiết để đi Nhật thành công. Hãy cùng Arigatou khám phá xem những thông tin chi tiết đó là gì nhé!

1. Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2025 cần những gì?

Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2025 cần những gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trước khi sang Nhật, bạn cần nắm rõ các giấy tờ, công đoạn, quy trình cần thiết để có sự chuẩn bị tốt nhất. 

Để đủ điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hồ sơ cần thiết và hoàn thành thủ tục sau đây:

  • Căn cước công dân: 04 bản (cả mặt trước và mặt sau)
  • Hộ chiếu bản gốc: 01 bản 
  • Bằng tốt nghiệp trình độ cao nhất: 01 bản photo công chứng 
  • Bảng điểm (Trung cấp, Cao đẳng, Đại học): 01 bản photo công chứng 
  • Sơ yếu lý lịch: 01 bản có xác nhận địa phương 
  • Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn): 04 bản photo công chứng
  • Giấy chứng nhận độc thân (nếu chưa kết hôn): 01 bản chính 
  • Hộ khẩu thường trú: 04 bản photo công chứng
  • Giấy khai sinh: 04 bản photo công chứng
  • Ảnh thẻ 3×4 và 3.5×4.5: Mỗi loại 5 tấm 

2. Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản 2025

Mỗi đơn hàng tại Nhật Bản sẽ có những đòi hỏi và điều kiện khác nhau. Do vậy, bạn cần phải xác định rõ mình nên chọn công việc gì khi đi xuất khẩu tại Nhật Bản.

Dưới đây là một số điều kiện cơ bản mà bạn cần phải nắm rõ nếu muốn XKLĐ Nhật Bản:

2.1. Điều kiện về độ tuổi

  •  Tuổi từ 18 – 35 tuổi là đủ điều kiện về độ tuổi và dễ để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tuy nhiên nhiều ngành nghề có yêu cầu về độ tuổi lên đến 40 – 45 tuổi.
  • Đối với thực tập sinh kỹ năng và kỹ năng đặc định yêu cầu từ 18 tuổi trở lên.
  • Đối với đơn hàng chế biến thực phẩm từ 18-30 tuổi. 

2.2. Điều kiện về ngoại hình

  • Giới tính: Nam/Nữ
  • Ngoại hình: Đối với Nam cao 1m60 trở lên. Đối với Nữ 1m50 trở lên.
  • Chưa từng xin Visa đi Nhật Bản đối với diện đi mới, có giấy tờ đầy đủ và hợp pháp khi về nước.

2.3. Điều kiện về sức khỏe

  • Không có hình xăm (1 số doanh nghiệp tại Nhật Bản có chấp nhận hình xăm nhưng phải phù hợp với quy định công ty)
  • Không bị dị tật
  • Không bị mù màu 
  • Điều kiện mắt đạt 7/10 trở lên.
  • Không nhiễm HIV, viêm gan B, các bệnh truyền nhiễm…
  • Lao động phải đạt được kết quả khám sức khỏe tốt khi khám tại bệnh viện. Bệnh viện phải đạt tiêu chuẩn khám cho người đi lao động nước ngoài.

2.4. Điều kiện về kinh nghiệm

  • Không yêu cầu bằng cấp. 
  • Người đi xuất khẩu lao động phải có khả năng học tiếng Nhật.
  • Không yêu cầu kinh nghiệm. Chỉ số ít yêu cầu về kinh nghiệm, tay nghề như: May mặc, hàn xỉ…

2.5. Điều kiện về chi phí 

Chi phí tham gia chương trình phụ thuộc vào thời gian đi Nhật của người lao động là 1 hay 3 năm. 

Đơn tuyển 1 năm hoặc đơn tuyển làm việc ngoài trời sẽ có chi phí thấp. Đơn tuyển 3 năm hoặc đơn tuyển làm việc trong nhà xưởng thường có chi phí cao hơn. 

3. Xuất khẩu lao động Nhật Bản có lợi ích gì ?

Người lao động đi xuất khẩu lao động tại Nhật sẽ được hưởng các chế độ phúc lợi như người bản địa. Bao gồm bảo hiểm, lương thưởng, nghỉ phép ở Nhật…được quy định rõ ràng. 

Đồng thời, bạn còn được hưởng 1 số lợi ích sau: 

3.1. Nguồn thu nhập ổn định

Xuất khẩu lao động Nhật Bản lương bao nhiêu là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Mức lương cơ bản dành cho người lao động làm việc tại Nhật Bản sẽ dao động từ 26 – 32 triệu đồng. Mức lương này chưa bao gồm thu nhập từ việc làm thêm ngoài giờ, tăng ca hay các khoản phụ cấp hỗ trợ khác.

3.2. Thời gian làm việc tới 5 năm và có thể quay lại lần 2

Theo quy định mới của Chính phủ Nhật Bản thì kể từ ngày 01/11/2017, Thực tập sinh tất cả các ngành đều sẽ được làm việc tối đa tại Nhật 5 năm. 

Người lao động đã hoàn thành chương trình Thực tập sinh có thể tiếp tục quay lại Nhật lần 2. Nếu thực hiện thủ tục chuyển sang chương trình Kỹ năng đặc định.

3.3. Đa dạng ngành nghề lựa chọn

Nhật Bản đang có đến 85 ngành nghề tuyển dụng Thực tập sinh. Các ngành nghề này được chia thành 7 khối ngành lớn khác nhau. Bao gồm nông nghiệp, điện tử, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí – kim loại và chế biến thủy sản. 

Đối với nữ giới, ngành chế biến thực phẩm hiện đang là sự lựa chọn hàng đầu tại Nhật Bản. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về đơn hàng chế biến thực phẩm tại đây. 

3.4. Nhiều việc làm thêm

Các Thực tập sinh được phép đăng ký làm thêm ngoài giờ, tăng ca vào cuối tuần, ngày nghỉ để nâng cao thu nhập. Lương làm thêm mà người lao động nhận được cao hơn lương cơ bản tối thiểu 125% và không được vượt quá 150%.

3.5. Chi phí thấp

Chi phí bỏ ra đi theo diện Thực tập sinh sẽ rẻ hơn nhiều so với chi phí của việc đi du học Nhật Bản. Mức phí này có thể dao động từ 85-105 triệu tùy thuộc vào trình độ tiếng Nhật của người lao động. 

Đối với những bạn đã có nền tảng tiếng Nhật tốt sẽ không cần phải tốn tiền tham gia vào các lớp đào tạo Nhật.

4. Đánh giá thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2025

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Việt Nam có khoảng 18.000 lao động xuất cảnh sang Nhật Bản. Tiền Yên Nhật Bản đang dần tăng trở lại. Điều đó cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam tại các công ty Nhật Bản sẽ lớn hơn. 

Vì vậy, điều kiện xuất khẩu và thủ tục xuất cảnh có thể được nới lỏng. Bên cạnh đó, thời gian xuất cảnh có thể cũng sẽ nhanh hơn. 

Dự kiến trong những tháng tiếp theo của năm 2025 các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm bớt lao động nên tỷ lệ thất nghiệp rất nhiều. Do đó con số xuất cảnh sang Nhật sẽ tăng lên. Đồng nghĩa với việc đây là “cơ hội vàng” cho những ai có nhu cầu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

5. Những câu hỏi thường gặp về Xuất khẩu lao động Nhật Bản 

5.1. Nên chọn công việc gì khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ?

Việc chọn được đơn tuyển phù hợp với các Thực tập sinh là điều vô cùng quan trọng. Mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt được coi là tiêu chí hàng đầu. Tuy nhiên, công việc có phù hợp với bản thân không thì cần phải được xem xét rất kỹ lưỡng 

Hiện nay, các đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ bao gồm 2 loại chính:

  • Ngành nghề phổ thông

Đối với lao động nam sẽ có các đơn tuyển như: cơ khí, chế biến thực phẩm, hàn xì, điện tử, xây dựng…. 

Đối với lao động nữ có thể đăng ký các đơn tuyển về may mặc, chế biến thực phẩm, nông nghiệp, giặt là…

Tùy vào từng vị trí công việc và nơi làm việc mà người lao động sẽ nhận được các mức lương cơ bản khác nhau.

  • Ngành nghề chuyên môn cao

Đối với đơn tuyển này, người lao động sẽ có ít ngành nghề để lựa chọn hơn tuy nhiên mức lương sẽ cao hơn. Thường rơi vào khoảng từ 18 man trở lên (tương đương khoảng 36 triệu đồng/tháng). 

Thông thường, các ngành nghề này sẽ bao gồm công nghệ thực phẩm, cơ khí chế tạo, công nghệ thông tin…

5.2. 40 tuổi đi xuất khẩu lao động được không ? 

Câu trả lời là “40 tuổi vẫn hoàn toàn có thể tham gia Xuất khẩu lao động Nhật Bản”. Hiện nay độ tuổi tuyển chọn đã được mở rộng hơn và có một số đơn hàng chấp nhận cho người đến 40 tuổi.  

Tuy nhiên, đơn hàng dành cho người 40 tuổi không nhiều và đa dạng như độ tuổi khác. Một số đơn hàng người 40 tuổi có thể tham gia như đơn nông nghiệp, xây dựng: giàn giáo, cán trát…

Kết luận 

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết cho người lao động khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong năm 2025. Hy vọng với những thông tin mà Arigatou vừa chia sẻ, sẽ giúp bạn có thêm thông tin với sự lựa chọn của mình. 

Theo dõi WebsiteFacebook của Arigatou để cập nhật thêm thông tin nhé.

Thẻ bài viết: